Bệnh dại ở chó là một bệnh lý nguy hiểm do virus gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của chó. Việc nhận biết sớm triệu chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh dại ở chó là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của thú cưng, gia đình và cộng đồng. Trong bài viết này, hãy cùng Tropicpet tìm hiểu các thông tin chi tiết về bệnh dại ở chó, bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và xử lý khi phát hiện chó bị nhiễm bệnh dại.
Bệnh dại ở chó là gì?
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virus dại (Rabies virus) gây ra, thường lây truyền qua vết cắn hoặc vết trầy xước từ động vật bị nhiễm bệnh. Virus này tấn công vào hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các triệu chứng thần kinh và gây tử vong cho chó.
Nguyên nhân gây bệnh dại ở chó
Lây truyền qua động vật nhiễm bệnh
Nguồn lây nhiễm chính của bệnh dại chủ yếu là từ động vật hoang dã như dơi, cáo, chồn hôi và chó mèo hoang. Những động vật này thường mang virus và có thể truyền nhiễm cho chó khi chúng tiếp xúc gần.
Con đường lây truyền
Virus dại lây qua nước bọt của động vật nhiễm bệnh. Chó có thể bị nhiễm bệnh khi bị cắn hoặc qua vết thương hở khi tiếp xúc với động vật nhiễm virus. Virus xâm nhập qua các vết thương và di chuyển đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
☞ Xem thêm: Virus dại là gì?
Triệu chứng bệnh dại ở chó
Bệnh dại ở chó có 2 thể là thể dại cuồng và thể dại câm.
Thể dại cuồng
Thể dại điên cuồng là biểu hiện ra bên ngoài của chó bị dại bằng các triệu chứng hung hãn, dữ tợn và hay tấn công con người. Thể dại này chỉ chiếm 1/4 các trường hợp chó dại và được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn tiền lâm sàng
Thời gian ủ bệnh dại ở chó khá dài, khoảng từ 50 đến 80 ngày tùy vào vị trí vết thương và thời gian di chuyển của virus từ các dây thần kinh ngoại biên về hệ thần kinh trung ương gây ra những biểu hiện lâm sàng.
Giai đoạn đầu chó có nhưng thay đổi trong thói quen hàng ngày, chúng có thể trở nên nhút nhát, e dè hơn hoặc ngược lại, trở nên kích động và hung hăng hơn. Thái độ của chó đối với người chủ có thể là miễn cưỡng, hoặc vồn vã hơn bình thường.
Có các biểu hiện lạ như đớp không khí, giật mình, sủa vu vơ.
Thân nhiệt cao, ủ rũ, ăn ít sau đó dần bỏ ăn cũng là biểu hiện của bệnh dại. Nhưng những biệu hiện này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Giai đoạn kích thích
Trong giai đoạn này chó bắt đầu trở nên kích động và hung hăng, tấn công mọi thứ xung quanh. Lúc này virus dại đã xâm nhập và thao túng hệ thần kinh trung ương biểu hiện qua những phản xạ mạnh đối với bất kỳ kích thích nào tới cơ quan thần kinh của chó. Virus gây ảnh hưởng đến khả năng nuốt của chó, dẫn đến chó tiết nhiều nước bọt.
Bệnh dại chuyển biến xấu hơn khi chó có biểu hiện hàm trễ, mắt đục đỏ ngầu, nước dãi liên tục chảy và sùi bọt mép trắng. Thần kinh chó bất thường, chúng sợ nước, sợ nắng, gió, kể cả những động tĩnh nhỏ cũng khiến chúng bị kích thích mà phản ứng mạnh mẽ.
Chó không đi thẳng mà dáng đi liêu xiêu như sắp ngã và đi rất nhanh, có thể lao như điên đến bất cứ mục tiêu nào trên đường để cắn xé.
Cơ thể chó suy nhược rất nhanh do bỏ ăn dẫn đến bị suy kiệt cơ thể.
Giai đoạn liệt
Giai đoạn cuối của thể dại cuồng là bại liệt. Chó bắt đầu liệt hàm dưới và lưỡi, chân sau cũng biểu biện liệt rõ ràng hơn. Cuối cùng, chó rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong do sự tấn công toàn diện của virus dại vào hệ thần kinh. Sau khoảng 3 đến 7 ngày khi bước vào giai đoạn liệt thì chó sẽ chết.
Thể dại câm
Thể dại câm hay thể dại im lặng. Thể dại này chiếm đa số trong các ca mắc bệnh dại, với những biểu hiện ban đầu rất khó phân biệt với các bệnh lý khác. Khi chó bị mắc bệnh dại sẽ biểu hiện buồn bã ủ rũ như đang trầm cảm hay stress, cũng sẽ bỏ ăn và trốn vào góc kín.
Tiến vào giai đoạn bị liệt thì cơ hàm và lưỡi không hoạt động khiến cho chó bị trễ hàm, tiết nước bọt không kiểm soát, sùi bọt mép. Các chi dần dần bị liệt hoàn toàn làm chó không thể di chuyển.
Do thể dại câm không có biểu hiện hành vi hung hăng, sủa cắn như thể dại điên cuồng nên một số chủ nuôi thường lầm tưởng chó bị ốm mà chết, chứ không phải do bệnh dại gây nên.
Cách phòng ngừa bệnh dại ở chó
Tiêm phòng
Bệnh dại hiện nay chưa có cách chữa trị nào kể từ khi được phát hiện, bạn chỉ có thể phòng ngừa cho chó của mình bằng cách tiêm phòng. Tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ chó khỏi bệnh dại. Hãy đảm bảo chó của bạn được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm phòng do bác sĩ thú y quy định. Tiêm phòng không chỉ bảo vệ chó mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh đến các động vật khác và con người.
☞ Xem thêm: Dịch vụ tiêm phòng Vacicne tại Tropicpet.
Hạn chế chó tiếp xúc với động vật lạ
Hạn chế chó tiếp xúc với chó mèo lạ, động vật hoang dã hoặc các động vật có nguy cơ cao mang virus dại. Nếu chó của bạn cần ra ngoài, hãy đảm bảo rằng chúng luôn được giám sát.
Chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của chó
Quan sát hành vi và sức khỏe của chó để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Nếu bạn nhận thấy chó có triệu chứng bất thường hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được kiểm tra và xử lý kịp thời, ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Xử lý khi nghi ngờ chó bị bệnh dại
Đối với chó nghi bị bệnh dại
Khi chó có biểu hiện của bệnh dại, điều đầu tiên nên làm đó là cách ly chó với người và các động vật xung quanh để tránh lây bệnh. Ngay sau đó hãy liên hệ với bác sĩ thú y hoặc cơ quan chức năng địa phương để được hướng dẫn cách xử lý an toàn.
Đối với người bị chó nghi mắc bệnh dại cắn
Nếu như bạn bị chó đang bị nghi ngờ nhiễm bệnh dại cắn, thì bạn hãy đặt vết thương dưới vòi nước đang xả mạnh, nếu là nước ấm thì càng tốt rồi dùng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ nhàng rửa vết thương trong 10 phút.
Sau đó hãy đến cơ sở y tế để tiêm vaccine phòng dại kết hợp huyết thanh, tốt nhất là trong 24 – 48 giờ đầu sau khi bị chó cắn.
Chó bị bệnh dại có sống được không?
Theo như các báo cáo của các tổ chức y tế thú y thế giới, bệnh dại được xem như một căn bệnh nan y, không thể nào chữa khỏi được. Hiện nay, việc tiêm vaccine là cách phòng ngừa hiệu quả và ngăn chặn lây lan ở vật nuôi cũng như con người.
Vậy nên, tiêm phòng vaccine là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho chó của bạn và an toàn của những người xung quanh. Hãy đến Tropicpet – Hệ thống thú y uy tín tại Hà Nội để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tiêm phòng chất lượng cho thú cưng.
Địa chỉ: | Số 175B, Đường 19/5, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Xem trên Google Map |
Hotline: | 0961 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Hà Đông |
Địa chỉ: | 18 Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Xem trên Google Map |
Hotline: | 0862 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Cầu Giấy |
Địa chỉ: | 30 Kim Mã, Phường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Xem trên Google Map |
Hotline: | 0368 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Kim Mã |
Địa chỉ: | 271 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Mở trên Google Map |
Hotline: | 0866 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Minh Khai |