Chó là loài động vật nuôi được rất nhiều gia đình yêu thích. Bởi chúng rất hiếu động, thông minh và đặc biệt là trung thành với chủ nhân. Nếu bạn là người yêu động vật, chắc chắn bạn sẽ coi chú chó như một người bạn trong nhà mình. Tuy nhiên, nếu không biết chăm sóc đúng, chú cún của của bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh và phổ biến nhất là bệnh đường ruột. Ngày hôm nay, Tropicpet sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về bệnh đường ruột ở chó, cách phòng và trị như thế nào.
Vì đâu mà chó mắc các bệnh đường ruột?
Thông thường, các nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột ở chó bắt nguồn từ thành phần và khối khối lượng thức ăn chúng nạp vào cơ thể.
Chó không thể phân biệt tốt được loại thức ăn nào gây khó chịu cho hệ tiêu hóa cùng mình. Thật bất ngờ, nguồn thức ăn đấy là chính là “cơm thừa canh cặn” mà chúng ta sau khi dùng bữa để lại. Ngoài ra còn có thể là thực phẩm đã hỏng, bẩn hay các vật phẩm lạ.
Mặt khác, bệnh đường ruột còn bắt nguồn từ vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập hay chó dị ứng một số loại thực phẩm. Trường hợp là virus, có 2 bệnh nguy hiểm cần để ý tới là bệnh Parvo và Corona gây ảnh hưởng tới đường ruột trên chó nghiêm trọng.
>>Xem thêm: Những sản phẩm cần thiết cho thú cưng của bạn trong việc chăm sóc sức khỏe
Chó mắc bệnh đường ruột thường biểu hiện như thế nào?
Dù ở trong bất kì giai đoạn nào, chú cún của bạn cũng có thể mắc các chứng bệnh về đường ruột, nhưng phổ biến nhất là dưới 6 tháng tuổi – khi đường ruột còn yếu.
Vì thế, bạn cần chú ý những biểu hiện sau của chú chó để kịp thời phát hiện, tránh dẫn đến những hậu quả không mong muốn:
- Thường xuyên bỏ bữa, chán ăn và hay bị nôn ói ra dịch vàng. Ngoài ra, chúng sẽ không còn năng động, tinh nghịch như mọi ngày hay thậm chí ủ rũ, mệt mỏi.
- Nếu chó bị viêm ruột non, chúng thường xuyên xuất hiện những cơn đau bụng, nôn thốc, tiêu chảy nặng. Bạn có thể chú ý tần suất đi vệ sinh cao hơn 4 – 10 lần trên ngày và thường kêu rên đau đớn khi đi ngoài, phân có dịch nhầy.
- Khi bệnh tình trở nặng hơn, chú chó trở nên yếu đi trông thấy, má hóp lại, mặt mày phờ phạc, chân đi run lẩy bẩy. Ngoài ra, chó đi ngoài phân lỏng, màu đen hoặc xanh (do máu) và có mùi chua, tanh.
- Sốt cao bất thường, có thể lên tới 40 độ, thân thể run cầm cập và bị hôn mê sâu.
- Khi tình trạng nhiễm trùng nặng, bụng chú chó sẽ căng cứng, khó để nằm một cách bình thường, mệt mỏi.
- Hô hấp gấp gáp, nhịp tim tăng lên 120 – 150 nhịp/phút. Đến lúc này, khả năng cao chú chó đã bị viêm đường ruột cấp, cần đưa đi điều trị gấp nếu không thì tỉ lệ tử vong trên 90%.
- Trường hợp chó bị viêm ruột, cần chẩn đoán phân biệt với bệnh do vius gây ra, bao gồm tất cả các triệu chứng trên, nhưng nguyên nhân tới từ bệnh do virus.
Cách phòng và điều trị bệnh đường ruột ở chó như thế nào?
Để đảm bảo sức khỏe cho chú cún nhà bạn, cần tuân thủ nghiêm chỉnh những giải pháp để phòng và điều trị bệnh đường ruột ở chó.
Phòng bệnh đường ruột ở chó
Như đã nói trong phần nguyên nhân, chủ yếu chú chó của bạn mắc các bệnh về đường ruột là do khẩu phần ăn hàng ngày của chúng. Vì thế, khi nuôi chó trong nhà, hãy chú ý:
- Tìm hiểu trước những thức ăn phù hợp cho chó và những thức ăn cần kiêng kị.
- Tẩy giun sán định kỳ. Tiêm phòng vacxin 7 bệnh cho chó, đặc biệt sau 45 ngày tuổi phải tiêm phòng Parvo và Care ở chó.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, giặt giũ đệm nằm của chó để tránh vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Tránh để chó tiếp xúc với những nơi bẩn, rác thải.
- Vệ sinh dụng cụ thức ăn cho chó. Cách dễ nhất là ngâm trong nước muối loãng để sát khuẩn. Chú ý hạn sử dụng thức ăn nếu mua gói thức ăn dành riêng cho chó.
>>Xem thêm: Chó bỏ ăn mệt mỏi nằm một chỗ? Và cách điều trị hiệu quả
Chữa bệnh đường ruột ở chó
Nếu như bạn thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh đường ruột cho chó, tỉ lệ mắc sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, nếu chẳng may chú chó của bạn vẫn bị bệnh về đường ruột thì Tropicpet khuyên bạn nên đưa đến cơ sở thú y uy tín để khám và xác định bệnh tình một cách chính xác, điều trị triệt để.
>> Xem thêm: Bệnh tiêu chảy ở chó
Ngoài ra, trong những trường hợp như quá bận hay lý do cá nhân nào đó, bạn có thể tạm thời áp dụng những phương pháp sau:
- Ngừng cho ăn những thực phẩm thường ngày, tăng cường bổ sung nước cho chó. Thường xuyên chú ý đến các biểu hiện của chó.
- Đối với chó bị mất nước nhẹ và chưa từng có hiện tượng nôn mửa, bạn có thể cung cấp thêm nước, ion khoáng từ dung dịch điện giải, đường uống.
- Nếu chó bị đi ngoài, nôn thốc nôn tháo, bạn không nên cung cấp nhiều nước. Lúc này, chú chó của bạn cần phải được đi dẫn truyền ngay.
Như vậy, bài viết vừa rồi, Tropicpet đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về bệnh đường ruột ở chó. Hi vọng rằng, qua đây, bạn sẽ có cách chăm sóc chú chó của mình tốt hơn, khỏe mạnh hơn. Trong trường hợp bé nhà nghi gặp vấn đề về bệnh đường ruột hãy liên hệ với chi nhánh gần bạn nhất của chúng tôi, Tropicpet luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Địa chỉ: | Số 175B, Đường 19/5, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Xem trên Google Map |
Hotline: | 0961 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Hà Đông |
Địa chỉ: | 18 Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Xem trên Google Map |
Hotline: | 0862 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Cầu Giấy |
Địa chỉ: | 30 Kim Mã, Phường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Xem trên Google Map |
Hotline: | 0368 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Kim Mã |
Địa chỉ: | 271 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Mở trên Google Map |
Hotline: | 0866 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Minh Khai |