Chó bao nhiêu ngày đẻ? Hầu hết các con vật đều có thể tự đẻ và nuôi con của mình rất tốt, nhưng không phải lúc nào quá trình ấy cũng diễn ra suôn sẻ. Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nếu có sự chăm sóc từ người chủ đặc biệt là trong hành trình mang thai, sinh đẻ của các giống chó cảnh. Đó là lý do mà bạn không nên bỏ qua bài viết chó bao nhiêu ngày đẻ của Tropicpet ngay dưới đây.
Chó nên mang thai ở độ tuổi nào thì tốt nhất?
Mọi loài đồng vật đều có độ tuổi sinh sản nhất định, tuy nhiên thời điểm để mang thai giữa các loại vật chắc chắn sẽ có sự khác biệt. Thế nên, việc tìm hiểu thông tin chó mang thai bao nhiêu ngày đẻ là thật sự rất cần thiết để đảm bảo tình trạng sức khỏe cho thú cưng.
Có một điều đáng tiếc rằng ở nước ta, hầu hết mọi người thường không quan tâm đến độ tuổi sinh sản và thời gian chó bao nhiêu ngày đẻ. Chính vì thế không hiếm các trường hợp thú nuôi đã quá độ tuổi mang thai những vẫn sinh đẻ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ, tính mạng của mẹ lẫn con.
Mùa sinh sản của chó vào tháng mấy? Độ tuổi lý tưởng để chó cái có khả năng làm mẹ là từ 8 đến 10 tháng tuổi để đảm bảo sức khỏe ổn định sau mang thai. Gia tăng tuổi thọ cho chó mẹ đồng thời giảm khả năng bị bệnh ung thư buồng trứng.
Chó mang thai bao nhiêu ngày thì đẻ?
Chó bao nhiêu ngày đẻ? Về cơ bản, thời gian mang thai của chó ngắn hơn so với con người rất nhiều, chỉ kéo dài trong khoảng từ 58 đến 68 ngày. Đối với các trường hợp đặc biệt là giống chó Bắc Kinh và Nhật có thời gian thụ thai lên đến 2 tháng.
Dấu hiệu chó sắp đẻ mà bạn cần phải biết
Việc nhận biết dấu hiệu chó sắp đẻ là hết sức quan trọng để bạn có được những chuẩn bị tốt nhất cho hành trình “vượt cạn” của thú cưng, cụ thể như sau:
- Đầu tiên, dấu hiệu bạn có thể cảm nhận rõ rệt nhất là phần bụng dưới của vật nuôi to rõ rệt, đầu vú bắt đầu tự động tiết sữa.
- Tiếp đó, theo bản năng của mình những chú chó mẹ sẽ đi lại và đánh hơi để tìm kiếm ổ đẻ phù hợp nhất. Lúc này, bạn nên chuẩn bị sẵn một ổ đẻ thật sạch sẽ, thoáng mát để thú cưng có thể thoải mái sinh nở.
- Khi chó mẹ bắt đầu chuyển dạ, tiếng thở của nó sẽ trở nên dồn dập và mạnh hơn bình thường rất nhiều. Đồng thời tuyến mồ hôi của chó cũng sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, tiết ra mùi hơi hôi.
Bí quyết chăm sóc chó mang thai tại nhà
Dưới đây là bí quyết giúp bạn chăm sóc chó mang thai của mình trong quá trình mang thai sao cho hiệu quả nhất.
Chó mang thai nên ăn gì?
Sau khi đã biết được rằng chó bao lâu đẻ thì bạn cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cún con.
- Chó mang thai trong 6 tuần đầu của chu kỳ nên giữ nguyên chế độ dinh dưỡng hàng ngày, trong trường hợp chó mẹ có dấu hiệu chán ăn và mệt mỏi kéo dài thì bạn cần dẫn thú cưng đến bệnh viện y tế để được khám xét, bổ sung thêm thực phẩm và sữa dinh dưỡng phù hợp.
- Bắt đầu từ tuần thai kỳ thứ 6 trở đi: nên chia nhỏ những bữa ăn hàng ngày của chó mẹ, tình trạng quá đói hoặc quá no cũng sẽ ảnh hưởng đến bé cún. Lúc này, bạn nên cho thú nuôi của mình ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm như thịt bò, trứng vịt lộn…
- Trước thời gian sinh khoảng 12 đến 24 tiếng, không nên cho chó mẹ ăn quá nhiều, nên xay nhuyễn đồ ăn để chúng dễ tiêu hóa, và đảm bảo luôn có nước sách để thú nuôi uống.
>>Tham khảo: Cửa hàng đồ ăn cho cún Tropicpet
Chó mang thai không nên ăn gì?
- Những thức ăn thô như hoa quả, ngũ cốc, rau củ… chưa qua chế biến không nên cho chó ăn trong thời gian mang thai và cả cho con bú.
- Không nên lạm dụng thực phẩm chức năng, vitamin… cho chó mẹ mà không có lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ.
Chuẩn bị đồ dùng cho chó mẹ
Bạn có thể lựa chọn cho chó mẹ đẻ ở bệnh viện hoặc phòng khám thú y. Trong trường hợp muốn đỡ đẻ cho chó tại nhà thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng như sau:
- Ổ sạch sẽ để chó mẹ có thể đẻ và chăm sóc con của mình trong ổ đó.
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng y tế như bông băng, thuốc đỏ, kéo… để phòng tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
- Nếu thú cưng của bạn đẻ vào mùa đông thì cần phải chuẩn bị thiết bị cách nhiệt để chó mẹ và cún con không bị lạnh.
>>Xem thêm: Cách Chọn Lựa Một Phòng Khám Thú Y Uy Tín, Đạt Chuẩn Cho Thú Cưng
Lời kết
Bài viết là những chia sẻ của Tropicpet về thông tin chó bao nhiêu ngày đẻ, dấu hiệu nhận biết cũng như cách chăm sóc. Đây là những chia sẻ từ các chuyên gia, y bác sĩ chuyên môn hàng đầu nên các bạn cần phải thực hiện theo những lời khuyên đó để đảm bảo sức khỏe cho cả chó mẹ và cún con. Trong trường hợp còn bất kỳ khó khăn nào, bạn hãy nhấc máy lên và gọi vào hotline chi nhánh gần nhất của Tropicpet để được hỗ trợ nhanh chóng ngay trong hôm nay.
Địa chỉ: | Số 175B, Đường 19/5, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Xem trên Google Map |
Hotline: | 0961 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Hà Đông |
Địa chỉ: | 18 Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Xem trên Google Map |
Hotline: | 0862 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Cầu Giấy |
Địa chỉ: | 30 Kim Mã, Phường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Xem trên Google Map |
Hotline: | 0368 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Kim Mã |
Địa chỉ: | 271 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội. |
Chỉ đường: | Mở trên Google Map |
Hotline: | 0866 555 911 |
Fanpage: | Bệnh Viện Thú Y Tropicpet Minh Khai |